Các công trình kiến trúc Ngũ_Đài_sơn

Ngũ Đài sơn cũng là quê hương của một số công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc, có từ thời kỳ nhà Đường (618 - 907). Trong số này có sảnh chính của chùa Nam Sơn và sảnh đông của chùa Phật Quang, được xây dựng tương ứng vào các năm 782 và 857. Chúng được một nhóm các nhà sử học kiến trúc phát hiện năm 1937 và 1938, trong đó có cả sử gia nổi tiếng đầu thế kỷ 20 là Lương Tư Thành (1901 - 1972). Thiết kế kiến trúc của các công trình xây dựng này được các nhà Hán học và các chuyên gia hàng đầu về kiến trúc Trung Hoa truyền thống, như Nancy Steinhardt, nghiên cứu kể từ đó tới nay. Steinhardt đã phân loại các công trình xây dựng này theo các kiểu sảnh đặc trưng trong cẩm nang hướng dẫn về xây dựng của người Trung Quốc là Doanh tạo pháp thức được viết trong thế kỷ 12.

Năm 2008, chính quyền Trung Quốc hi vọng rằng tổ hợp chùa chiền trên Ngũ Đài sơn sẽ được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Tuy nhiên, một số cư dân địa phương lại than phiền rằng họ bị buộc phải di dời nhà cửa đến nơi khác để chuẩn bị cho việc công nhận này.[3][4]